Giải đáp: Xin giấy phép xây dựng có khó không?

xin-giay-phep-xay-dung-co-kho-khong.jpg

Xin giấy phép xây dựng có khó không? “Hồ sơ xin giấy phép xây dựng nhà 2 tầng là một hành trình nhiêu khê” – đó là lời nhận xét của những ai đã từng dấn thân vào hành trình ấy. Vậy còn quy trình xin phép xây dựng thì sao, liệu chông gai hay đơn giản? Trong bài viết này chúng tôi sẽ giải đáp tất tần tật.

Xin giấy phép xây dựng có khó không? Thời gian xin cấp phép thường bị kéo dài

Theo quy định thì thời gian cấp phép cho công trình xây dựng nhà ở riêng lẻ tại đô thị là 15 ngày trở xuống còn nhà ở tại nông thôn là 10 ngày trở xuống (không tính thứ 7, chủ nhật, ngày lễ). Tuy nhiên có nhiều trường hợp thời gian cấp phép xây dựng thường bị lùi lại do những vướng mắc trong việc xác minh, thẩm tra hay do bản vẽ giấy phép xây dựng chưa chính xác.

Vì thế hồ sơ thường phải điều chỉnh nhiều lần, khi hồ sơ nộp vào phải tính thời gian lại từ đầu. Điều này gây rất nhiều rắc rối, làm ảnh hưởng tới kế hoạch của chủ đầu tư, đôi khi còn gây tổn thất nặng nề về kinh tế.

Bản vẽ xây dựng khác nhau theo từng địa phương

Về cơ bản thủ tục giữa các địa phương sẽ giống nhau nhưng sẽ khác nhau về chi tiết. Không địa phương nào giống nhau về những quy định xin cấp phép xây dựng, thế nên sẽ có nhiều khó khăn cho thiết kế dẫn đến chỉnh sửa và đi lại nhiều lần.

Chi phí phát sinh khi cấp GPXD

Đây là thủ tục hành chính, vì vậy người muốn xin cấp phép cũng phải chịu một số lệ phí theo quy định của pháp luật. Theo quy định pháp luật hiện nay, khi xin cấp phép sẽ phải đóng một số loại lệ phí như:

  • Chi phí cắm mốc xây dựng nhà đẹp,
  • Chi phí cho bộ bản vẽ thiết kế đầy đủ theo đúng quy định của Luật Xây dựng dao động từ 3 triệu đến 10 triệu hoặc hơn, tuỳ theo quy mô và diện tích,
  • Lệ phí xin cấp phép xây dựng nhà ở riêng lẻ.
Xin giấy phép xây dựng có khó không? Thời gian xin cấp phép thường bị kéo dài
Đây là thủ tục hành chính, vì vậy người muốn xin cấp phép cũng phải chịu một số lệ phí theo quy định của pháp luật

>> Có thể bạn quan tâm: Thời hạn cấp phép xây dựng mới nhất 2024

Vậy xin giấy phép xây dựng trong năm 2024 có khó không?

Trong năm 2024 này việc xin giấy phép xây nhà đã có phần nhanh hơn những năm về trước, dù vẫn còn ảnh hưởng bởi dịch bệnh nhưng công tác hoàn tất những loại giấy tờ liên quan đến xây dựng nhà ở dân dụng đã dễ hơn cho người xây nhà.

Tuy nhiên, giấy phép xây nhà là điều kiện cần và đủ để chủ đầu tư và nhà thầu có được quyết định về diện tích xây dựng nhà ở và các hạng mục được phép xây dựng. Bạn và nhà thầu thi công chỉ được phép khởi công xây dựng khi đã có đủ các điều kiện theo quy định của Luật xây dựng. 

Nhưng trước khi chuẩn bị hồ sơ xin cấp phép xây dựng, bạn cần phải xác định đúng nhu cầu của công trình sắp xây. Các loại giấy phép xây dựng gồm: giấy phép xây nhà mới, giấy phép xây nhà sửa chữa, cải tạo và giấy phép xây nhà di dời công trình. Với mỗi loại công trình khác nhau thì điều kiện hồ sơ cũng khác nhau, bạn nên xác định rõ để khâu chuẩn bị không xảy ra sai sót nhé!

Hồ sơ xin giấy phép xây nhà trong năm 2024

Bộ hồ sơ xin cấp phép xây dựng nhà ở riêng lẻ được Nhà nước quy định tại Nghị định 53/2017/NĐ-CP – nghị định về cấp phép xây dựng nhà ở đô thị và nông thôn bao gồm:

– Công trình nhà ở đô thị

Hồ sơ xin giấy phép xây nhà trong năm 2024
Hồ sơ xin giấy phép xây nhà trong năm 2024
  • Một mẫu đơn xin cấp giấy phép xây dựng theo mẫu
  • Giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai (Bản sao hoặc tệp tin chứa bản chụp chính).
  • 2 bộ bản vẽ thiết kế kỹ thuật hoặc thiết kế bản vẽ thi công được phê duyệt theo quy định của pháp luật về xây dựng (Bản sao hoặc tệp tin chứa bản chụp chính)
  • Bản vẽ thiết kế mặt bằng công trình trên lô đất tỷ lệ 1/50 – 1/500 kèm theo sơ đồ vị trí công trình
  • Bản vẽ thiết kế mặt bằng móng tỷ lệ 1/50 – 1/200 và mặt cắt móng tỷ lệ 1/50 kèm theo sơ đồ đấu nối hệ thống thoát nước mưa, xử lý nước thải, cấp nước, cấp điện, thông tin tỷ lệ 1/50 – 1/200.
  • Bản vẽ thiết kế mặt bằng các tầng, các mặt đứng và mặt cắt chính của công trình tỷ lệ 1/50 – 1/200

Trong trường hợp thiết kế xây dựng của công trình đã được cơ quan chuyên môn về xây dựng thẩm định, các bản vẽ thiết kế quy định tại Khoản này là bản sao hoặc tệp tin chứa bản chụp các bản vẽ thiết kế xây dựng đã được cơ quan chuyên môn về xây dựng thẩm định.

Ngoài ra, nếu công trình xây dựng của bạn có công trình liền kề, bạn cần phải làm bản cam kết để bảo đảm an toàn đối với công trình liền kề. Hay công trình có chen tầng hầm, người làm thủ tục còn phải bổ sung bản sao hoặc tệp tin chứa bản chụp chính của văn bản chấp thuận biện pháp thi công móng của chủ đầu tư đảm bảo an toàn cho công trình và các công trình lân cận

– Công trình nhà ở nông thôn

  • Đơn xin cấp giấy phép xây dựng theo mẫu.
  • Bản sao một trong những giấy tờ về quyền sử dụng đất có chứng nhận của Uỷ ban nhân dân xã.
  • Sơ đồ mặt bằng xây dựng công trình trên lô đất và các công trình liền kề nếu có do chủ nhà ở đó tự vẽ.

Xin giấy phép xây dựng có khó không? Hy vọng qua đây bạn đã tìm ra câu trả lời. Mọi thông tin chi tiết xin vui lòng liên hệ Hotline để nhận tư vấn kỹ càng.