Nhu cầu của người dân về sửa chữa nhà ngày càng tăng cao, do diện tích của nhiều hộ gia đình không được rộng, nên có nhu cầu làm thêm gác lửng. Vậy, làm gác lửng có phải xin phép không? Thủ tục xin giấy phép hoàn công gác lửng gồm những bước nào? Và, làm thêm gác lửng nhưng không vượt chiều cao trong giấy phép có sai phạm? Mời bạn đón đọc bài viết để biết thêm thông tin chi tiết.
Làm gác lửng có phải xin phép không?
Theo quy định tại Luật Xây dựng 2014 sửa đổi, bổ sung 2020 quy định về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình: Đối với các trường hợp sửa chữa, cải tạo, lắp đặt thiết bị bên trong công trình thiết kế nhà ống 1 tầng 5×18 mà không làm thay đổi kiến trúc, kết cấu chịu lực và an toàn của công trình thì chủ đầu tư không cần phải có giấy phép xây dựng trúc khi xây dựng công trình.
Như vậy, việc làm gác lửng đã làm thay đổi cấu trúc của ngôi nhà, bạn không bắt buộc phải làm thủ tục xin phép xây dựng hay sửa chữa.
Thủ tục xin giấy phép hoàn công gác lửng
Để xin giấy phép hoàn công gác lửng, bạn cần tiến hành qua 04 bước sau:
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ
Theo Thông tư 05/2015/TT-BXD, để thực hiện thủ tục hoàn công gác lửng thì bạn cần chuẩn bị 01 bộ hồ sơ bao gồm các loại giấy tờ được quy định trong danh mục sau đây:
>> Xem thêm: Xây nhà rồi muốn xin giấy phép xây dựng có được không?
- Giấy báo kiểm tra công trình hoàn thành theo mẫu (1 bản chính).
- Giấy phép xây dựng nhà ở (1 bản sao y có chứng thực sao y), kèm theo bản vẽ thiết kế xây dựng nhà (1 bản sao không cần chứng thực sao y).
- Bản vẽ hiện trạng hoàn công (2 bản chính).
- Bản hợp đồng thi công với đơn vị có giấy phép hành nghề (1 bản sao) kèm 1 bản sao giấy phép hành nghề của đơn vị thi công (có thị thực sao y). Hoặc biên lai thu thuế xây dựng.
Bước 2: Nộp hồ sơ
Sau khi chuẩn bị đầy đủ 01 bộ hồ sơ gồm đầy đủ giấy tờ nêu trên, bạn tiến hành nộp hồ sơ hoàn công gác lửng tại Ủy ban nhân dân quận, huyện.
Bước 3: Tiếp nhận và xử lý hồ sơ
Cơ quan tiếp nhận và ghi biên nhận hẹn phúc đáp hồ sơ đối với trường hợp hồ sơ đầy đủ. Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, chưa hợp lệ thì bộ phận tiếp nhận sẽ trả hồ sơ và yêu cầu hoàn thành các giấy tờ còn thiếu. Sau khi bổ sung đầy đủ theo yêu cầu thì chủ đầu tư quay trở lại nộp hồ sơ.
Sau khi nộp hồ sơ hoàn công gác lửng cho cơ quan có thẩm quyền thì bạn sẽ chờ đợi kết quả nghiệm thu hoàn thành các hạng mục công trình xây dựng và phải thực hiện nghĩa vụ nộp lệ phí hoàn công nhà ở.
Bước 4: Trả kết quả
Bạn sẽ nhận lại giấy chứng nhận đã cập nhật phần gác lửng tại Văn phòng Uỷ ban nhân dân quận/huyện.
>> Có thể bạn quan tâm: Xây dựng không phép bị phạt bao nhiêu?
Làm thêm gác lửng nhưng không vượt chiều cao trong giấy phép có sai phạm?
Căn cứ theo quy định tại Khoản 3, Khoản 5 Điều 13 Nghị định số 121/2013/NĐ-CP, theo đó việc bạn làm gác lửng dù không vượt chiều cao trong giấy phép nhưng đã tăng số tầng, điều này là vi phạm quy định của pháp luật.
Cơ sở pháp lý
- Luật xây dựng 2014 sửa đổi năm 2020;
- Nghị định số 121/2013/NĐ-CP Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động xây dựng; kinh doanh bất động sản; khai thác, sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng; quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật; quản lý phát triển nhà và công sở;
- Thông tư 05/2015/TT-BXD quy định về quản lý chất lượng xây dựng và bảo trì nhà ở riêng lẻ.
Trên đây là toàn bộ nội dung hướng dẫn của chúng tôi về thắc mắc làm gác lửng có phải xin phép không theo quy định mới nhất của pháp luật. Nếu còn bất kỳ điều gì cần hỗ trợ, xin Quý khách vui lòng liên hệ Hotline để nhận giải đáp tận tình.