Xây dựng không phép bị phạt bao nhiêu?

xay-dung-khong-phep

Quy định mức xử phạt đối với xây dựng không phép đã và đang là vấn đề được nhiều người quan tâm từ thành thị đến vùng nông thôn. Bởi lẽ, công trình xây dựng nhà ở tại Việt Nam được pháp luật hiện hành quy định là một trong những thủ tục pháp lý bắt buộc đang có hiệu lực thi hành. Tuy nhiên, trên thực tế vẫn còn tồn tại tình trạng người dân tự ý xây nhà khi chưa được cấp giấy phép xây dựng, xây nhà, sửa nhà trái phép. 

Đây là hành vi vi phạm và các cá nhân, tổ chức vi phạm sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật. Dưới đây là phần nội dung về mức xử phạt hành chính hành vi xây dựng nhà không xin phép, không giấy phép, trường hợp bị cưỡng chế tháo dỡ và không bị tháo dỡ bị xử phạt.

Khái niệm giấy phép xây dựng và xây dựng không phép

Về bản chất, Giấy phép xây dựng là một loại giấy tờ của cơ quan nhà nước (theo mẫu mã nhất định) xác nhận việc cho phép cá nhân, tổ chức được phép thực hiện việc xây dựng nhà cửa, công trình…. theo nguyện vọng trong phạm vi nội dung được cấp phép.

Là một công cụ để tổ chức thực thi quy hoạch đô thị đã được thông qua, qua đó có thể xác định người dân xây dựng đúng hay không đúng quy hoạch. Khoản 17 Điều 3 Luật xây dựng 2014 có ghi nhận rõ giấy phép xây dựng là văn bản pháp lý do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho chủ đầu tư để xây dựng mới, sửa chữa, cải tạo, di dời công trình.

Khái niệm giấy phép xây dựng và xây dựng không phép
Giấy phép xây dựng là một loại giấy tờ của cơ quan nhà nước xác nhận việc cho phép cá nhân, tổ chức được phép thực hiện việc xây dựng nhà cửa

Giấy phép xây dựng gồm:

✔ Giấy phép xây dựng mới;

✔ Giấy phép sửa chữa nhà, cải tạo;

✔ Giấy phép di dời công trình.

Xây nhà không xin giấy phép xây dựng bị xử phạt ra sao?

Căn cứ vào Điều 15 Nghị định số 139/2017/NĐ-CP về việc xử lý vi phạm quy định về trật tự xây dựng, mức phạt đối với hành vi xây nhà không có giấy phép xây dựng được quy định như sau:

1. Phạt tiền

Đối với hành vi tổ chức thi công xây dựng công trình không có giấy phép xây dựng nhà ống 2 tầng mà theo quy định phải có giấy phép xây dựng như sau:

  1. Một là, phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với xây dựng nhà ở riêng lẻ trong khu bảo tồn, khu di tích lịch sử – văn hóa hoặc xây dựng công trình khác không thuộc các trường hợp xây nhà riêng lẻ tại đô thị;
  2. Hai là, phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với xây dựng nhà ở riêng lẻ tại đô thị;
  3. Ba là, phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với xây dựng công trình có yêu cầu phải lập báo cáo kinh tế – kỹ thuật đầu tư xây dựng hoặc lập dự án đầu tư xây dựng.

2. Buộc phá dỡ công trình

Theo quy định tại Khoản 1 Điều 118 Luật xây dựng 2014, người vi phạm còn bị buộc phá dỡ công trình xây dựng không có giấy phép đối với công trình theo quy định phải có giấy phép.

Xây nhà không xin giấy phép xây dựng bị xử phạt ra sao?
2. Buộc phá dỡ công trình

>> Có thể bạn quan tâm: Thời hạn giấy phép xây dựng là bao lâu theo quy định

Tự ý xây dựng không phép bị xử lý ra sao?

Hành vi xây dựng nhà ở trái phép có thể bị xử phạt vi phạm hành chính tối đa lên đến 100 triệu đồng. Căn cứ theo các quy định tại Khoản 7 Điều 16 Nghị định 16/2022/NĐ-CP, hành vi trên sẽ bị xử lý như sau:

✔ Phạt tiền từ 60 đến 80 triệu đồng đối với xây dựng nhà ở riêng;

✔ Phạt tiền từ 80 đến 100 triệu đồng đối với xây dựng nhà ở riêng lẻ trong khu bảo tồn, khu di tích lịch sử – văn hóa hoặc công trình xây dựng;

✔ Phạt tiền từ 120 đến 140 triệu đồng đối với xây dựng công trình có yêu cầu phải lập báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng hoặc công trình phải lập báo cáo kinh tế – kỹ thuật đầu tư xây dựng.

Lưu ý là các mức phạt trên được áp dụng đối với tổ chức. Đối với cùng một hành vi vi phạm hành chính thì mức phạt tiền đối với cá nhân bằng 1/2 mức phạt tiền của tổ chức. Cụ thể:

✔ Xây dựng nhà ở riêng lẻ trái phép, cá nhân bị phạt 30 đến 40 triệu đồng;

✔ Xây dựng nhà ở riêng lẻ trong khu bảo tồn, khu di tích lịch sử – văn hóa hoặc công trình xây dựng khác, cá nhân bị phạt 40 đến 50 triệu đồng;

✔ Xây dựng công trình có yêu cầu phải lập báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng hoặc công trình phải lập báo cáo kinh tế – kỹ thuật đầu tư xây dựng, cá nhân bị phạt 60 đến 70 triệu đồng.

Tự ý xây dựng không phép bị xử lý ra sao?
Hành vi xây dựng nhà ở trái phép có thể bị xử phạt vi phạm hành chính tối đa lên đến 100 triệu đồng

Trường hợp xây dựng không phép vẫn không bị tháo dỡ

Căn cứ theo Khoản 1 Điều 84 Nghị định 16/2022/NĐ-CP, hành vi xây dựng các mẫu nhà ống 3 tầng không có giấy phép xây dựng mà theo quy định phải có giấy phép xây dựng phát sinh kể từ ngày Nghị định 16/2022/NĐ-CP có hiệu lực (tức ngày 28/01/2022) thì hành vi xây dựng không có giấy phép xây dựng đó chỉ phạt vi phạm hành chính và buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp mà không bị tháo dỡ nếu đáp ứng đủ các điều kiện sau:

✔ Không vi phạm chỉ giới xây dựng;

✔ Công trình xây dựng trái phép không ảnh hưởng các công trình lân cận;

✔ Không có tranh chấp;

✔ Xây dựng trên đất thuộc quyền sử dụng hợp pháp;

✔ Nay phù hợp với quy hoạch xây dựng được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.

Như vậy, qua bài viết trên chúng tôi đã giải quyết vấn đề về quy định xử phạt đối với trường hợp xây dựng không phép. Nếu bạn còn bất kỳ câu hỏi nào cần giải đáp, xin vui lòng liên hệ trực tiếp qua Hotline 089 888 6767 để nhận giải đáp kỹ càng.